Hư hệ thống thủy lực do dầu thủy lực bị xâm thực và nhiễm bẩn

Hư hệ thống thủy lực do dầu thủy lực bị xâm thực và nhiễm bẩn

Theo thống kê nguyên nhân sự cố trong hệ thống thủy lực đã chỉ ra rằng phần lớn các hư hỏng (chiếm đến 70% – 80%) là do ảnh hưởng của độ bẩn dầu thủy lực gây nên. Vì thế khi vận hành hệ thống thiết bị thủy lực chúng ta cần có định kì kiểm tra chất lượng dầu và tuân thủ việc bảo dưỡng máy móc và thay dầu đúng định kì rất quan trọng.

1- Hư hỏng do hiện thượng xâm thực vào dầu thủy lực

Hiện tượng xâm thực xay ra như thế nào?
Hiện tượng xâm thực xảy ra khi áp suất của đường ống vào bơm nhỏ hơn áp suất khí quyển, lúc đó sẽ xuất hiện các bong bóng khí trong dầu thủy lực di chuyển và to dần trong đường ống vào của bơm. Các bong bóng khí này thường bám thành từng đám vào bề mặt kim loại, sẽ bị nén cho đến khi nổ tung ra đột ngột, khi đi ra đến cửa ra của bơm (Phía áp suất cao). Hiện tượng này sẽ làm cho các bề mặt kim loại trong bơm hoặc bị bị vỡ hoặc bị ăn mòn dần, bong thành các mảnh kim loại nhỏ làm hư hỏng các bề mặt tiếp xúc, làm kín và đồng thời các mảnh kim loại nhỏ đi theo dầu thủy lực đến tiếp tục phá hỏng các cơ cấu làm việc khác như Vale, vale servo, vale điện…làm cho vale bị tắc, hoặc giảm lưu lượng dầu đi qua , làm giảm công suất của máy, và tăng áp ực trong đường ống, dẫn đến ống thủy lực sẻ bị vỡ gây ra sự thất thoát dầu ra ngoài lớn, ảnh hướng đến chi phí và môi trường.

Hình ảnh dưới đây thể hiện quá trình bong bóng khí bị nén lại rồi vỡ ra (microjet source).

Ảnh đĩa phân phối của bơm piston bị bong tróc do xâm thực:

Sự cố do sự xâm thực gây ra:
– Tắc lọc dầu.
– Hạn chế dòng chảy của đường hút (do các đám bong bóng khí tụ lại). Điều này lại càng làm tăng tốc độ xâm thực.
– Tăng tốc độ mài mòn các chi tiết kim loại hơn rất nhiều lần so với thông thường. Đây cũng chính là tác động mạnh nhất của sự xâm thực.
– Bơm kêu to, rung động mạnh.

Lưu ý là sự xâm thực không chỉ có ở bơm thủy lực mà còn xuất hiện ở bất cứ nơi nào khi lượng dầu cấp không bằng lượng dầu cần thiết, phần lớn trong các trường hợp:

– Bơm thủy lực khi bị thiếu dầu cấp.
– Xy lanh thủy lực hoặc motor chuyển động nhanh khi bị kéo dưới tác động của tải. (Ví dụ motor thủy lực nâng hàng của cần cẩu khi ở chế độ hạ hàng)
– Qua một số chi tiết làm kín (gioăng/phớt) khi các chi tiết chuyển động với tốc độ cao gây ra áp suất âm.
Cách nhận biết rõ nhất hiện tượng xâm thực là khi bơm/motor quay có tiếng kêu to (Như tiếng đá lạo xạo) và rung động.

Các cách ngăn ngừa và chống lại hiện tượng xâm thực:
– Tăng áp suất đường vào của bơm bằng một bơm nhồi hoặc tăng áp suất mặt trong chất lỏng trong thùng dầu.
– Sử dụng các valve một chiều chống xâm thực trong các cơ cấu motor hoặc xy lanh thủy lực.
– Giảm độ nhớt hoặc tăng nhiệt độ của dầu thủy lực.
– Làm kín hoặc tăng đường kính đường ống hút của bơm dầu thủy lực.

2- Tác hại khi dầu thủy lực bị nhiễm bẩn

Theo điều tra nguyên nhân sự cố trong hệ thống thủy lực đã chỉ ra rằng phần lớn các hư hỏng (chiếm đến 70% – 80%) là do ảnh hưởng của độ bẩn dầu thủy lực gây nên.

Có ba loại nhiễm bẩn của dầy thủy lực: Nhiễm bẩn chất rắn, nhiểm bẩn chất lỏng và nhiểm bẩn khí. Hư hỏng dễ thấy nhất và gây nguy hiểm nhất cho hệ thống là nhiễm bẩn chất rắn, nó phá hỏng chi tiết thiết bị thủy lực nhanh chóng sau khi xâm nhập vào hệ thống và mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để loại trừ nó ra khỏi hệ thống.

– Nhiễm bẩn chất rắn: Bao gồm các hạt bẩn như cát, sỉ, các gỉ sét, hạt sắt bị bung ra trong thiết bị, chất cặn, dầu thủy lực tái sinh có bổ sung hạt nhự PE để tạo độ nhớt ảo, lâu ngày các hạt nhự này bị cháy và bám vào các hệ thống bơm và đường ống làm tắc nghẽn các hệ thống thủy lực và làm giảm áp suất làm việc của máy … với loại nhiễm bẩn này có thể nhận thấy hoặc không nhận thấy do kích thước của hạt bẩn nằm ngoài tầm quan sát của mắt thường tuy nhiên ta sẽ thấy được qua các thiết bị quan sát (như kính hiển vi). Các chất bẩn này được sinh ra theo 2 hướng:

+ Từ bên ngoài đi vào theo qua các khe hở của gioăng phớt làm kín hoặc do trực tiếp từ các bác thợ vận hành chủ động đưa vào (Sử dụng dầu cũ hoặc bẫn trong quá trình đổ dầu vào thùng)

+ Từ bên trong hệ thống tự động sinh ra: Nguyên nhân này chủ yếu do ảnh hưởng của yếu tố nhiểm bẩn lỏng và khí sinh ra – Các thiết bị bị ôxy hóa hay xâm thực gây nên.

– Nhiễm bẩn chất lỏng: Dầu thủy lực bị nhiễm nước,Quan sát bằng mắt thường, người tiêu dùng hoàn toàn có thể nhận ra sự thay đổi màu sắc của dầu thủy lực. Dầu thủy lực nguyên chất thường có màu trắng hoặc màu vàng trong suốt vô cùng bắt mắt. Khi nhiễm nước, dầu sẽ chuyển từ màu vàng sang màu trắng sữa và đục. Các vân trắng trong dầu là kết quả của quá trình nhũ tương hóa.
Có Các Nguyên Nhân Dẫn Đến Dầu Thủy Lực Nhiễm Nước Như Sau:
-Sử dụng dầu thủy lực kém chất lượng, dầu thủy lực nấu lại, trong quá trình nấu lại không tách hết nước ra khỏi nhớt củ, nên để lâu ngày dầu tự thoái hóa và chuyển màu đục, nhiễm nước ít.
-Sử dụng dầu tốt nhưng khâu bảo quản chưa tốt, dầu thủy lực sau khi khui ra, gioăng cao xu làm kín nắp thùng phuy bị rách, hay biến dạng, cho dù chúng ta xiết lại kỹ những vẫn có độ hỡ, nên khi để ngoài trời nắng không khí trong phuy nỡ ra và theo khe hỡ ra ngoài, khi đêm xuống thì lạnh hơn không khí lại được hút vào bên trong phuy kèm theo hơi ẩm của sương đi vào bên trong, dần tích tụ thành nước cũng làm cho dầu nhiễm nước ít. Còn khi để phuy ngoài trời không che chắn thì gặp trời mưa thì lượng nước mưa sẻ len lỏi qua khe hở nắp phuy và đi vào trong phuy rất nhiều, khi đó dầu mới trong phuy cũng sẽ chuyển qua màu đục, nặng thì chuyển qua màu trắng sữa.
– Đối với các xe công trình, xe cơ giới thì thường dầu thủy lực được làm mát bàng quạt gió, và làm việc ngoài trời nắng,hệ thống goăng phớt bị nở ra, lúc lặp trời mưa mà không che chắn máy hoặc không hạ cần thủy lực xuống thì gặp trời mưa nước sẻ len lỏi đi theo hệ thông ty, xilanh thủy lực và vào trong hệ thổng, tích tụ nhiều cũng dẫn đến dầu bị đục , nặng thì chuyển màu trắng sữa. và lúc thay dầu thủy lực nên chú ý vặn nắp trong bôn thủy lực thật cẩn thận, và lỗ thông hơi trong bồn dầu phải được che chắn tốt trách nước mưa hoặc rửa xe nước tạt vào làm ảnh hưởng đến chất lượng của dầu.
– Đối với hệ thống máy móc thủy lực công nghiệp, công suất lớn, thì có hệ thống làm mát dầu thủy lực bằng nước qua Bộ trao đổi nhiệt dạng tấm Alfalaval, hoặc giải nhiệt bằng tháp nước colling tower.Dùng hệ thống làm mát dầu bằng nước cần lưu ý: Nước nên dùng bằng nước thủy cục, hay gọi là nước máy vì đã được xử lý phèn và các tạp chất kim loại nặng trong nước, vì lúc hệ thống làm mát hoạt động lâu ngày sẻ bị bám cặn vào được ống, làm tắc hoặc bị ăn mòn đường ống hoăc hệ thông trao đổi nhiệt bị rỉ xét và bị mục, dẫn đến nước bị nhiễm vào dầu rất lớn, gây ra hiện tượng dầu bị trắng đực ngay lập tức.

Là dầu thủy lực gốc bị pha lẫn các thành phần chất lỏng khác, dầu mới bổ sung không đúng chủng loại, cấp chất lượng như ( ISO VG / AW 32, 46, 68, 100 , 220 ). Với loại nhiễm bẩn này ta dễ thấy được vì chúng đổi màu của dầu ban đầu.

– Nhiễm bẩn chất khí: Các không khí lọt vào trong dầu (Thợ ta hay gọi là “e” dầu), ta dễ nhận thấy loại nhiễm bẫn này vì chúng tạo bọt khí trong thùng dầu cũng như các đường ống.

Dưới đây là hình ảnh hư hỏng do ảnh hưởng của độ bẩn dầu

Hư hỏng do độ bẩn dầu – Mòn xước sâu bề mặt làm việc do các hạt bẩn lớn (> 15 µm)

Tham khảo thêm các loại dầu thủy lực chất lượng tại đây

CÔNG TY TNHH TM DV KỸ THUẬT THÁI ANH TÀI
Chuyên phân phối dầu nhớt ,mỡ bôi trơn chính hãng
Đc: 1418/11 Lê Hồng Phong, Phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương
Tel: 02743.899.588
Mobile: 0908.131.884 – 0985.173.317
Email: thaianhtaicoltd@gmail.com
Website: www.Daunhonchinhhang.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Xin đừng Coppy em
0899752868
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon
chat-active-icon